Lịch sử Stronti

Stronti được đặt theo tên của làng StrontianScotland, (Gaelic Sron an t-Sithein), nó đã được phát hiện trong các quặng lấy từ mỏ chì.[3] Năm 1790, Adair Crawford là một bác sĩ tham gia vào việc điều chế bari, ông đã nhận ra rằng các quặng ở Strontian thể hiện các tính chất khác nhau so với cách thông thường mà ông đã từng thấy với các nguồn "spat nặng" khác.[4] Điều này cho phép ông kết luận "... nó thực sự có thể là khoáng vật scotch là một loại đất mới cho đến nay vẫn được xem xét đầy đủ". Khoáng vật mới được đặt tên là strontites năm 1793 bởi Thomas Charles Hope, ông là giáo sư hóa học ở Đại học Glasgow.[5][6] Nguyên tố này thực chất đã được tách ra bởi Sir Humphry Davy năm 1808 bằng phương pháp điện phân hỗn hợp gồm stronti cloruathủy ngân ôxít, và được ông công bố trong bài thuyết trình của mình cho hiệp hội Hoàng gia Anh (Royal Society) ngày 30 tháng 6 năm 1808.[7] Để phù hợp với cách đặt tên nguyên tố kiềm thổ khác, ông đã đổi tên nó thành strontium.[8][9][10][11]

Ứng dụng quy mô lớn đầu tiên của stronti là sản xuất đường từ củ cải đường. Mặc dù quá trình kết tinh sử dụng stronti hydroxit đã được cấp bằng phát minh cho Augustin-Pierre Dubrunfaut năm 1849[12] việc ứng dụng với quy mô lớn với những cải tiến của công nghệ được thực hiện vào đầu thập niên 1870. Công nghiệp đường của Đức đã sử dụng công nghệ này rất tốt trong thế kỷ 20. Trước chiến tranh Thế giới thứ nhất ngành công nghiệp từ củ cải đường đã sử dụng 100.000 đến 150.000 tấn stronti hydroxit để xử lý mỗi năm.[13] Stronti hydroxit đã được tái sử dụng trong quy trình này, nhưng nhu cầu để bổ sung lượng thất thoát trong quá trình sản xuất tạo ra cao đến mức phải tiến hành khai thác mỏ strontianitMünsterland. Việc khai thác mỏ strontianite ở Đức kết thúc khi các mỏ celestite bắt đầu được khai thác ở Gloucestershire.[14] Các mỏ mới này cung cấp hầu hết lượng stronti trên thế giới trong giai đoạn từ 1884 đến 1941 [15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Stronti http://bernath.uwaterloo.ca/media/149.pdf http://chemistry.about.com/od/fireworkspyrotechnic... http://www.azom.com/Details.asp?ArticleID=3353 http://iadr.confex.com/iadr/2007orleans/techprogra... http://books.google.com/?id=xDkoAQAAIAAJ&q=dubrunf... http://books.google.com/books?id=gpwEAAAAYAAJ&pg=1... http://www.periodicvideos.com/videos/038.htm http://www.webelements.com/strontium/ http://books.google.de/books?id=-vd_cn4K8NUC&pg=PA... http://books.google.de/books?id=8eQqAQAAIAAJ&pg=PA...